Ăn mì tôm có béo không? Giải đáp Calo trong 1 gói mì tôm bao nhiêu?

Mì tôm là món ăn đơn giản, tiện lợi thường được nhiều người lựa chọn mỗi khi không có nhiều thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường thắc mắc: ăn mì tôm có béo không? Thực phẩm này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Cùng 82X Beauty giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau đây nhé!

1. Cơ thể con người cần bao nhiêu calo trong một ngày?

Trước khi giải đáp thắc mắc “Ăn mì tôm có béo không?”, bạn cần tìm hiểu lượng calo mà cơ thể cần trong một ngày. Vậy calo là gì? Để cung cấp đủ năng lượng hoạt động cho cả ngày dài, mỗi người cần tiêu thụ lượng thực phẩm nhất định. Và calo chính là năng lượng trong khẩu phần ăn của bạn.  

Thực tế, lượng calo mỗi người cần nạp vào cơ thể hàng ngày có sự khác nhau. Điều này đến từ nhiều yếu tố như đội tuổi, chiều cao, cân nặng, thể trạng, nhu cầu hoạt động hoặc  yếu tố khác… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mức tiêu thụ calo phổ biến nhất được biểu hiện như sau:

  • Trẻ em cần khoảng 1200 – 1400 calo/ngày
  • Thiếu niên có nhu cầu vận động vừa phải cần khoảng 2000 – 2800 calo/ngày
  • Nam giới cần khoảng 2600 calo/ngày
  • Nữ giới cân nặng trung bình cần khoảng 2000 calo/ngày
an mi tom co beo khongan mi tom co beo khong

Lượng calo mỗi người nạp vào cơ thể tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe

Nếu bạn nạp quá nhiều calo trong một ngày và cơ thể không tiêu thụ hết thì lượng dư thừa sẽ tích trữ thành chất béo (mỡ). Lâu dần, chất béo tích tụ càng nhiều khiến bạn tăng cân.  Ngược lại, nếu lượng calo bạn nạp vào cơ thể ít hơn so với mức cần thiết thì cơ thể giữ nguyên cân nặng hoặc có thể giảm cân.  

2. Giải đáp: Ăn mì tôm có béo không?

Để trả lời cho câu hỏi ăn mì tôm có béo không, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu thành phần, hàm lượng các chất trong 1 gói mì. Trong gói mì ăn liền 75g chứa khoảng: 40g chất bột đường, 13g chất béo và 6,9g chất đạm. Và mỗi gói mì như vậy thường cung cấp khoảng 300 – 350 calo cho cơ thể. Trong khi đó, một người trưởng thành cần từ 2000 – 2500 calo mỗi ngày. Vì vậy, lượng calo và các hợp chất trong mì tôm không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng cân như nhiều người lầm tưởng. 

 an mi tom co beo khong an mi tom co beo khong

Giải đáp thắc mắc ăn mì tôm có béo không?

Tuy nhiên, nếu ăn mì tôm không đúng cách, bạn vẫn có thể bị tăng cân. Sau đây là một số sai lầm thường gặp dẫn đến cân nặng của bạn tăng vù vù:

  • Khi nấu mì tôm, nhiều người thường cho thêm nhiều topping khác như thịt, xúc xích, trứng, chả, mực… để bát mì trông hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, câu trả lời cho câu hỏi ăn mì tôm có mập không chắc chắn là có rồi. Bởi vì nếu bạn ăn kèm mì tôm với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu chất đạm thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ tăng quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng tăng cân. 
  • Nhiều bạn trẻ vẫn có thói quen ăn mì tôm vào ban đêm để nạp năng lượng trong lúc thức khuya học tập, làm việc. Vậy ăn mì tôm đêm có béo không? Tất nhiên là có. Ví dụ, một ngày bạn đã ăn 3 bữa chính nhưng đến khuya lại ăn thêm một bát mì. Như vậy, bạn đã nạp quá nhiều calo vào cơ thể dẫn đến tích tụ mỡ gây tăng cân.

Theo nhiều chuyên gia, mì tôm sau khi vào dạ dày cần trên 2 giờ để tiêu hóa hết. Vì thế, bạn cần cân đối các bữa trong ngày để cơ thể được cung cấp lượng năng lượng phù hợp. Đồng thời, bạn không nên ăn khuya nhằm tránh tăng cân. 

an mi tom co map khongan mi tom co map khong

Ăn mì tôm vào ban đêm dễ gây tăng cân

  • Vào bữa sáng, ăn mì tôm có béo không? Mì tôm không phải là nguyên nhân gây tăng cân trong trường hợp này. Tuy nhiên, mì không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Đó cũng là lý do khiến bạn nhanh chóng cảm thấy đói bụng, mệt mỏi và mất tập trung. Thậm chí, bạn còn có xu hướng muốn ăn thêm thức ăn dẫn đến vượt quá nhu cầu của cơ thể gây tăng cân. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài liên tục dễ gây các bệnh về dạ dày.
  • Trong mỗi gói mì tôm chứa nhiều tinh bột, carbohydrate, chất béo bão hòa nhưng lại rất ít chất đạm, chất xơ và vitamin. Vì vậy, bạn không nên ăn mì tôm thay cho bữa chính để tránh tình trạng bị mất cân bằng dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mặt khác, nếu ăn mì quá nhiều, bạn còn có thể bị nóng trong, nổi nhiều mụn.
  • Khi ăn sống mì tôm, bạn có thể cảm thấy chúng giòn và dễ ăn. Đây cũng là lý do khiến mì sống trở thành món ăn vặt buổi đêm yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, thành phần mì gói chứa nhiều chất béo khó tiêu dễ gây chứng đầy bụng và tăng cân. 

3. Hướng dẫn ăn mì tôm đúng cách không bị mập

Sau khi đã giải đáp thắc mắc “ăn mì tôm có béo không?”, chắc hẳn bạn đã có thể yên tâm hơn trong việc thưởng thức món ăn đơn giản, tiện dụng này. Sau đây, hãy cùng điểm qua một số tips ăn mì tôm đúng cách không bị mập:

  • Cách ăn mì tôm không béo đầu tiên được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích đó là bổ sung thêm các loại rau xanh để bù đắp lượng protein, chất xơ và vitamin thiếu hụt trong gói mì ăn liền. Bạn cũng có thể cho vào mỗi bát mì khoảng 25 – 30g thịt nạc.
  • Khi nấu mì, bạn nên sử dụng loại gia vị bên ngoài như bột canh, bột nêm, bột ngọt… Những loại gia vị thông thường sẽ hạn chế dầu mỡ và chất phụ gia hơn gia vị làm sẵn.
  • Một trong những cách ăn mì tôm không béo và an toàn bạn nên áp dụng là bỏ nước đầu và nấu mì tôm với nước lần thứ hai. 
  • Ngoài ra, uống nhiều nước sau khi ăn mì tôm cũng có thể hạn chế tình trạng tăng cân.
  • Cuối cùng, thay vì thắc mắc ăn mì tôm có béo không thì bạn nên hạn chế ăn mì tôm quá nhiều. Theo khuyến nghị thì một người chỉ nên ăn mì tôm khoảng 10 lần/tháng.
an mi tom co map khongan mi tom co map khong

Ăn mì tôm cùng nhiều rau xanh

4. 3 tác hại của việc ăn mì gói nhiều

Bên cạnh vấn đề ăn mì tôm có béo không bạn cũng cần cân nhắc những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà mì ăn liền mang lại. Dưới đây là 3 loại bệnh thường gặp do ăn mì gói nhiều.

4.1. Bệnh dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Trong mỗi gói mì tôm có chứa nhiều dầu, hương liệu và chất phụ gia. Vì vậy, ăn mì gói thường xuyên không chỉ khiến vị giác của bạn suy giảm mà còn tạo áp lực lên dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Lâu dần có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày khiến bạn bị đau dạ dày, đầy hơi…

ăn mì tôm đêm có béo khôngăn mì tôm đêm có béo không

Ăn nhiều mì tôm có thể gây bệnh dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa

4.2. Bệnh tim mạch, tiểu đường

Ăn mì tôm có béo không cũng không phải là vấn đề lớn nhất bạn gặp phải nếu ăn mì quá nhiều. Điều nghiêm trọng hơn chính là nguy cơ cao đối mặt với các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch hay thậm chí là đột quỵ.

Lý do là vì mì tôm chứa rất nhiều chất béo. Mà những chất béo này lại là trans-fat, chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người cao tuổi, người từng có tiền sử bệnh về tim mạch. 

ăn mì tôm đêm có béo khôngăn mì tôm đêm có béo không

Các chất béo có hại trong mì tôm ảnh hưởng xấu đến tim mạch

4.3. Bệnh sỏi thận

Trong mỗi gói mì ăn liền chứa nhiều muối. Vì vậy, việc ăn nhiều mì vô tình làm ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây bệnh sỏi thận. So với việc ăn mì tôm có béo không thì các bệnh lý trên mới chính là vấn đề bạn nên cân nhắc.  

 cách ăn mì tôm không béo cách ăn mì tôm không béo

Ăn nhiều mì tôm vô tình làm ảnh hưởng đến thận

4.4. Các tác hại khác

Phần lớn mọi người chỉ thắc mắc ăn mì tôm có béo không mà không chú ý tới những tác hại tiềm ẩn mà nó mang lại.  Ngoài những bệnh lý nêu trên, ăn nhiều mì ăn liền còn gây nên:

  • Gây nóng trong người:  Các chất trong mì tôm gây ảnh hưởng đến quá trình thanh lọc của cơ thể gây nóng trong người. Đồng thời, điều này cũng khiến da bạn bị bít tắc, nổi mụn.
  • Chứa chất Phosphate: Loại mì tôm nào cũng có chứa phosphate – chất cải thiện mùi vị, giúp bạn ngon miệng. Tuy nhiên, chính chất này cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị loãng xương, răng yếu dần…
  • Sản sinh nhiều chất độc hại: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quá trình sấy hoặc chiên, tinh bột trong điều kiện nhiệt độ cao sinh ra hợp chất acrylamide gây bệnh ung thư. Đồng thời, trong mì gói còn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản TBHQ… gây hại cho cơ thể.
cách ăn mì tôm không béocách ăn mì tôm không béo

Ngoài việc ăn mì tôm có béo không thì bạn nên quan tâm đến vấn đề sức khỏe

Ăn mì tôm có béo không? Không hẳn. Tuy nhiên nếu bạn ăn mì không đúng cách sẽ dẫn đến thừa chất béo gây tăng cân. Đồng thời, mì tôm còn là nguyên nhân tiềm ẩn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh dạ dày, tim mạch, sỏi thận… Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn mì tôm, có chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi 82X Beauty để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.