Review LEGO: Khám phá Chiếc Xe Cần Cẩu Điện Tử Cực Chất Phiên Bản Mới Nhất 2020 – Mobile Crane Technic 42108

#lego #legotechnic #xecancau #xedoclap #mobilecrane #bopsanpham #laptop #khungxe #cotuongvong #truyendongtuyentinh #cacbanhrang #outriggers #benghep #dochientien #kinhnghiemlaprap #giaidoanlaprap #dohoanhthanh #thietkemoi #hophuyenqp #nguoidamlaprap #kythuattaibien #daphattrien #khaingoixamlap #hongheoroi #doroi #thietkehoply #hoithaonho #khongtinhhauhetacge #thaotacdegiura #gioithieumoi #chuyenkhoathanhat #xaydunglegotechnic #sukanhtuyetvoi #sukiennongbong #mucgiapnewswire

Bạn có biết rằng bộ xe cần cẩu LEGO Technic đầu tiên đã được phát hành hơn 40 năm trước không? Đó chính là chiếc 855-1: Mobile Crane đáng yêu và đã trở thành sản phẩm thứ tám trong dòng Technic kể từ khi dòng này được khai sinh năm 1977. Mặc dù có thiết kế đơn giản nhưng nó có mọi chức năng thiết yếu của một chiếc máy cẩu thực sự. Một số mẫu xe cần cẩu cũng được Lego phát hành kể từ đó. Năm 2020 Lego đã mang đến cho người hâm mộ thêm một lựa chọn nữa đó chính là chiếc Cần cẩu di động 42108 – Mobile Crane. Trong thập kỷ trước, sự đa dạng của các mảnh ghép LEGO Technic đã phát triển lên rất cao và  cũng có rất nhiều cơ chế mới cũng đã được Lego giới thiệu. Câu hỏi là, có bao nhiêu trong số những mẫu ghép mới sẽ được giới thiệu trong bộ sản phẩm mới nhất này và nó có khác với các phiên bản trước của các thế hệ Xe cần cẩu di động không? Hãy cùng lắp ráp và trải nghiệm bộ sản phẩm bao gồm 1.292 mảnh này nhé, để xem nó có đáng để chúng ta tìm hiểu và mua không nhé.

Phong cách của hộp LEGO Technic 42108 – Mobile Crane khá mới mẻ và hấp dẫn. Tôi đã nghe những người hâm mộ Lego đánh giá khá cao việc Lego thiết kế lại hộp đựng sản phẩm. Tuy nhiên, Các hình ảnh ở mặt trước của hộp trông có vẻ khá là chật chội. Tôi muốn nó có nhiều khoảng không gian trống hơn để nhìn cho chúng đỡ rối mắt và sẽ mang lại cảm giá sang trọng hơn cho bộ sản phẩm. 
 

Các túi được đánh số bên trong chứa các mảnh giúp chúng ta hình dung được rằng, Bộ sản phẩm sẽ được chia thành 3 giai đoạn lắp ghép. Mặc dù mô hình bao gồm hơn 1.200 mảng ghép, tuy nhiên việc chia giai đoạn để lắp ráp sẽ tạo cho người chơi cảm giác như xây dựng một bộ LEGO Technic cỡ vừa thôi.

Trong hộp cũng bao gồm một cuốn hướng dẫn lắp ghép khá lớn và một loạt các nhãn dán sáng bóng. Các nhãn dán trông khá chung chung; cảm giác như tôi đã thấy chúng trong các bộ Lego khác trước đây, nhưng rõ ràng, chúng là những chiếc nhãn rành riêng cho bộ sản phẩm này.

Nhìn sơ qua bộ sản phẩm này chúng ta không thấy có bộ phận nào đặc biệt đáng để chúng ta lưu ý trước khi ráp, vì vậy chúng ta bắt đầu lắp ráp ngay nhé. Như đã đề cập ở phần trên, mô hình được chia thành ba giai đoạn lắp ráp. Việc đầu tiên nên được thực hiện là bạn phải hoàn thành phần khung xe. Tại đây bạn có thể nhận ra cơ chế lái của tất cả các bánh xe, đây cũng là một trong những tính năng chính của bộ sản phẩm. Trên thực tế, cơ chế này đơn giản hơn nhiều so với chúng ta tưởng, nhưng nó khá nhàm chán khi chúng ta phải lắm ráp quá trình này lặp đi lặp lại. Với tay lái đối xứng, có nghĩa là trục thứ nhất và thứ tư, và trục thứ hai và thứ ba có cùng một góc quay tương ứng. Nếu bạn muốn sửa đổi khung gầm này, hãy kiểm tra kĩ bộ 8421 Mobile Crane; chỉ có ba trong số các trục của nó có thể lái, nhưng nó cũng có một chút sai số đó nhé.

Sau khi hoàn thành giai đoạn lắp ráp thứ hai, bộ điều khiển và cần một số mảnh ghép để hoàn thiện phần ngoại thất bộ sản phẩm. Tại thời điểm này, chúng ta có thể cảm nhận được rằng thiết kế của phần khung gầm có vẻ như chưa được hoàn thiện.

Do quy mô mô hình, các khung bên trong rất hẹp và đơn giản đến mức nhiều bộ phận bị lộ hẳn ra bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta đừng vội chỉ trích bộ phận thiết kế ra bộ sản phẩm này. Vì trong quá trình lắp ráp, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn khi một người không có kinh nghiệm lắp ráp với các mảnh LEGO Technic có thể hình dung ra họ sẽ phải lắp ráp như thế nào. Thế hệ cần cẩu mới đi kèm với bộ truyền động tuyến tính khá là dài. Tính đến hôm nay, bộ máy xúc 42100 Liebherr R 9800 là sản phẩm LEGO khác mà bạn có thể nhận được bộ truyền động mới tương tự bộ này.

Bạn sẽ mất khoảng 2-4 giờ để hoàn thành mô hình. Không còn nghi ngờ gì nữa, giai đoạn cuối cùng cũng chính giai đoạn hấp dẫn nhất vì nó bao gồm việc lắp ráp hoàn thiện và chúng cũng liên quan đến một số chi tiết bánh răng nhằ giúp bộ sản phẩm xe cần cẩu này ó thể chuyển động được.

Trước khi đưa bộ sản phẩm vào chạy thử nghiệm, chúng tôi khuyên bạn nên xem xét hết một cách tổng thể các thành phần bên ngoài của nó. Về thiết kế, chiếc cần cẩu sự kết hợp cân bằng hoàn hảo của các loại yếu tố Technic khác nhau. Các tấm nhỏ hơn che giấu một cách hiệu quả nhằm tránh các tác động có thể làm hỏng ngoại thất của mô hình, đồng thời định hình gọn gàng phía sau cabin của buồng lái. Việc sử dụng các tấm này rất thông minh, và nó là tính năng đáng chú ý nhất của các nhà thiết kế lên mô hình.

Đưa chiếc xe cẩu vào một bộ đồ chơi là một điều rất tuyệt vời mà Lego đã làm được. Bộ sản phẩm có thể kết hợp rất nhiều kỹ năng của các bé liên quan đến nhiều kiến thức khoa học. Nếu không lắp ráp đúng thì điều tất yếu là các bé sẽ thất vọng vì chắc chắn sản phẩm sẽ không thể chạy cũng như phát huy các tính năng khác (cẩu đồ vật). 

Bộ sản phẩm Xe cần cẩu của Lego này đơn thuần chỉ có chức năng lái. Không giống như nhiều bộ LEGO Technic khác, chiếc xe cần cẩu di động này không có thiết bị lái ở phía sau; thay vào đó, bạn có thể dễ dàng điều khiển các bánh xe bằng cách sử dụng đèn tín hiệu được gắn trên cabin lái – giống như hệ thống lái của các bộ Lego ra đời từ những năm 1980 và 1990. Tay lái mượt mà và khá trơn chu, nhưng nó chưa bao giờ là tính năng được mong đợi của một chiếc xe cần cẩu di động mà tính năng được mong chờ nhất đó chính là chiếc cần cẩu, nào đã đến lúc chúng ta bắt đầu vận hành nó. Đầu tiên, bạn kích hoạt các Outriggers. Và – ôi! – tất cả bốn Outriggers là hoàn toàn độc lập. Điều này là một điểm cộng cho các kỹ sư đã thiết kế ra bộ sản phẩm này.

Tuy nhiên, hệ thống cũng có những điểm chưa thực sự hoàn thiện, trong khi các bộ phía sau có thể được kích hoạt bằng cách chuyển bánh răng, nhưng nó lại rất khó để kéo ra phía trước vì không có bánh răng, tay cầm hoặc móc. Có lẽ Lego cần phải phát triển thêm các chức năng điều khiển thì bộ sản phẩm mới thực sự hoàn hảo.

Một thử nghiệm khác cho ta thấy có nhiều sai sót về khả năng vận hành của bộ sản phẩm xe cẩu này. Đó chính là phần bệ đỡ cần cẩu có kích thước và trọng lượng rất khiêm tốn, điều này làm giảm khả năng nâng đỡ chiếc cần cẩu. 

Chúng ta không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng chúng ta có một món bộ đồ chơi với khả năng chơi và các chức năng tương đối hạn chế. Đây hoàn toàn không phải là những gì chúng ta mong đợi từ một sản phẩm có mức giá trung bình. Một số người sẽ nói rằng bạn có thể dễ dàng nâng cấp mô hình bằng cách sử dụng các mảnh của ghép khác (từ các bộ Lego khác) và biến nó thành một cỗ máy có thêm nhiều tính năng, nhưng đó có thực sự là những gì chúng ta mong đợi từ một món đồ chơi LEGO?

Bạn không phải là một người đam mê LEGO để nhận thấy rằng mọi sản phẩm LEGO cuối cùng cũng tìm thấy khán giả của nó. Mặc dù Cần cẩu di động LEGO Technic 42108 hoàn toàn mới này chắc chắn không phải là món đồ chơi dễ chơi nhất trong dòng sản phẩm được phát hành trong năm nay, nhưng điều đó cũng  không thể làm cho nó trở thành một sản phẩm hoàn hảo. Như đã đề cập ở trên, mô hình này sẽ là một lựa chọn khá là chắc cú cho những ai mới bắt đầu làm quen với các bộ LEGO Technic – Dòng sản phẩm “khủng” của Lego và luôn luôn có những ý tưởng và các bước đột phá trong quá trình lắp ráp. Và tin tôi đi, Nếu bạn đã rắp ráp sản phẩm và thấy được những cơ cấu làm nên sản phẩm thì hẳn là bạn sẽ không hề muốn tự mình làm ra một chiếc xe “cần cẩu” vô cùng phức tạp này đâu 😀

Hãy cùng Kidz Review các sản phẩm mới nhất của Lego nhé.


Discover more from HaMyShop

Subscribe to get the latest posts to your email.

Leave a Reply

Discover more from HaMyShop

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading