Cách viết CV thực tập chuyên nghiệp để gây ấn tượng mạnh mẽ

#ReviewSảnPhẩm #ChuyênGiaReview #CVXinThựcTập #SinhViên #ChuẩnBịViệcXinThựcTập #HướngDẫnViếtCV #ThựcTậpSinh #NộiDungCV #ThôngTinCáNhân #MụcTiêuNghềNghiệp #QuáTrìnhHọcTập #KinhNghiệmLàmViệc #KỹNăngLàmViệc #SởThích #BằngChứng #NgườiThamChiếu #ViệcLàmTốt #LưuÝViếtCV

Bạn đang là sinh viên những năm cuối đang trong quá trình chuẩn bị cho việc xin thực tập ở các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức lớn. Việc thực tập sẽ mang lại cho bạn những lợi ích về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, đặc biệt là cơ hội được nhận vào làm chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập. Tuy nhiên, bạn chưa có kinh nghiệm cũng như chưa biết cách viết CV xin thực tập sao cho ấn tượng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Cách viết CV xin thực tập chuyên nghiệp
Hướng dẫn viết CV cho thực tập sinh

Đối với sinh viên việc thực tập là giai đoạn mà đa phần các bạn sinh viên đều phải trải qua trong quãng đường đại học. Thực tập sinh là vị trí công việc dành cho những bạn sinh viên hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc. Với mỗi ngành khác nhau sẽ có những vị trí khác nhau như: thực tập sinh nhân sự, thực tập sinh ngành kế toán, thực tập sinh quản trị kinh doanh,… Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh, CV là điều bắt buộc. Và bạn không biết nên trình bày ra sao để nhà tuyển dụng có thể chú ý đến mình. Đừng quá lo lắng, cùng tham khảo hướng dẫn cách viết CV thực tập chuyên nghiệp cho tất các ngành nhé.

Những nội dung cần có trong CV xin thực tập là gì?

Để tạo được một CV xin thực tập chuẩn thì bạn cần nắm rõ những nội dung chính có đầy đủ những thông tin như sau: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn, hoạt động xã hội,… 

Những nội dung cần có trong CV xin thực tập

Thông tin cá nhân trong mẫu CV xin thực tập

Những thông tin cá nhân trong CV bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, kèm theo một bức ảnh. Nên lựa chọn một tấm ảnh bạn thật đẹp, thể hiện được sự tự tin càng tốt (vì bức ảnh cũng phần nào tiết lộ về con người của bạn). Hãy lưu ý rằng thông tin cá nhân là những thông tin căn bản nhất nên bạn hãy điền thật chính xác vì có không ít trường hợp nhà tuyển dụng không liên lạc được cho ứng viên vì sai số điện thoại hoặc địa chỉ email.

Mục tiêu nghề nghiệp

Dù là ứng tuyển vị trí thực tập sinh thì bạn cũng cần phải có mục tiêu nghề nghiệp. Bạn nên đưa ra những mục tiêu liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn ứng tuyển, không nên đưa ra những mục tiêu dài hạn viễn vông mà không thể thực hiện được. Hãy viết vào CV mục tiêu thật ngắn gọn súc tích hoặc những điều bạn muốn đạt được trong thời gian thực tập.

Nhiều thống kê cho thấy, các doanh nghiệp thường có xu hướng ấn tượng và lựa chọn các ứng viên có định hướng, mục tiêu rõ ràng gắn liền với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Vì vậy, bạn nên biết cách thể hiện các mục tiêu của mình sao cho thật hợp lý, thể hiện bạn là người có thái độ nghiêm túc trong công việc, mong muốn được làm việc, học hỏi và đóng góp cho doanh nghiệp.

trong cv nên có mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể

Quá trình học tập – chứng chỉ

Đây là một trong những phần quan trọng trong cách viết CV xin thực tập cũng như mới ra trường, bởi vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Cho nên hãy làm nổi bật phần này bằng những thành tích học tập mà bạn đã đạt được trong trường. Nên liệt kê vào đây những thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu học thuật của bạn, cụ thể như: Bạn học trường đại học nào, học chuyên ngành nào, là sinh viên năm mấy, điểm trung bình học kỳ, Học bổng chuyên ngành, Giải thưởng nghiên cứu khoa học trẻ,… Dựa vào những thông tin này nhà tuyển dụng sẽ xem xét có quyết định nhận bạn vào làm hay không?

Ngoài ra, bạn có thể liệt kê một số hoạt động xã hội, đội nhóm hay những hoạt động mang tính cộng đồng mà bạn đã tham gia trong quá trình học tập. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên không có nhiều kinh nghiệm làm việc cụ thể thì phần này như là một giải pháp cứu cánh cho CV của bạn thêm ấn tượng hơn. Bạn hãy liệt kê một cách đầy đủ và chi tiết các hoạt động tiêu biểu mà bạn đã tham gia, điều này cũng cho thấy bạn là một người năng động, nhiệt huyết, có trách nhiệm với công việc. 

Trong CV xin thực tập có thể thêm thành tích học tập và hoạt động xã hội
Thông tin về quá trình học tập và các hoạt động xã hội của bạn

Kinh nghiệm làm việc

Mặc dù chưa có kinh nghiệm hoặc có rất ít thì bạn cũng hãy cố gắng nêu ra những kinh nghiệm mà bạn đã từng làm khi đang là sinh viên. Không phải cứ làm việc cho các công ty, doanh nghiệp mới gọi là có kinh nghiệm mà kinh nghiệm mà bạn có là những dự án mà bạn đã tham gia, nghiên cứu trong quá trình học tập của mình.

Kỹ năng làm việc

Đối với CV xin thực tập thì kỹ năng cũng là một phần quan trọng không kém. Kỹ năng bao gồm kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử, đàm phán,…) và kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn).

Tùy thuộc vào từng yêu cầu của nhà tuyển dụng, mà mỗi ngành nghề và công việc khác nhau cũng sẽ có những kỹ năng chuyên môn phù hợp. Vì vậy, để cho CV xin thực tập của bạn ấn tượng, thu hút được nhà tuyển dụng thì bạn cần quan tâm đến những kỹ năng mà công việc bạn ứng tuyển yêu cầu. Ví dụ: Viết CV xin thực tập chuyên ngành du lịch thì các kỹ năng bạn cần là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình thu hút… 

Nên thêm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm
Kỹ năng làm việc cũng là một phần quan trọng 

Sở thích

Nhiều người nghĩ mục này không cần quan trọng hay không nhà tuyển dụng nào quan tâm đến sở thích của bạn. Nhưng hiện nay, một số nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến sở thích của bạn để đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không. Vì vậy, nếu bạn yêu thích công việc mà bạn ứng tuyển thì hãy tìm hiểu kỹ về văn hóa công ty và điền cẩn thận sở thích này nhé.

Những bằng chứng để tạo sự thuyết phục

Một trong những cách viết CV cho thực tập sinh có tính thuyết phục và chuyên nghiệp là có đính kèm bằng chứng cho những thành tích mà bạn đã nêu. Bạn nên đính kèm các minh chứng trong phần chứng chỉ, các thành tích, học bổng, có dự án mà bạn đã làm,… Như vậy, bạn đã tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng và họ sẽ rất hứng thú để gặp bạn.

Người tham chiếu

Phần này cũng rất quan trọng, do bạn chưa đi làm nên việc đưa thông tin người tham chiếu là các Giảng viên mà bạn thân thiết hoặc đã cùng làm những dự án giúp nhà tuyển dụng có thể liên hệ, đối chiếu khi cần thiết.

Hơn 999+ tin tuyển dụng thực tập sinh mới nhất, chế độ đãi ngộ đầy đủ. Truy cập Việc Làm Tốt ngay thôi!

Những lưu ý trong cách viết CV xin thực tập

Trình bày logic, ngắn gọn, đẹp mắt

Đừng vì tham mà đưa ra quá nhiều thông tin cá nhân hay kinh nghiệm của bạn. Chắt lọc những thông tin chính xác, liên quan đến công việc mà bạn sắp ứng tuyển. Nhà tuyển dụng chỉ dành ra vài phút để đọc và xét duyệt bạn có phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng hay không, nên độ dài lý tưởng cho CV xin thực tập là không quá 2 trang A4. Bạn cũng nên chú ý font chữ, lỗi chính tả, căn lề, màu sắc thống nhất, không quá sặc sỡ.

Tạo ấn tượng bởi kỹ năng 

Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… là những kỹ năng cần thiết cho những thực tập sinh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Tạo ấn tượng bởi kỹ năng
Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng kỹ năng

Mục tiêu nghề nghiệp mạnh mẽ

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên của mình có thể làm việc lâu dài ở công ty, và dù bạn là thực tập sinh nhưng nếu bạn thể hiện tốt thì đây cũng là cơ hội để bạn được giữ lại để tiếp tục làm việc lâu dài. Vì vậy, có định hướng mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn.

Kiểm tra kỹ trước khi gửi đến nhà tuyển dụng

Điều cuối cùng muốn nhắn nhủ tới các bạn rằng trước khi gửi CV tới các nhà tuyển dụng, hãy nhờ một người bạn, anh/chị trong lĩnh vực đó xem và góp ý giúp bạn nhé. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không nên có và giúp bạn tiến gần hơn tới công việc mơ ước nhiều đấy.

Kiểm tra kỹ CV xin thực tập trước khi gửi đến nhà tuyển dụng
Kiểm tra thật kỹ trước khi gửi đến nhà tuyển dụng

Một khảo sát những người làm nghề nhân sự do Eric Hilden tổ chức về cách viết CV thực tập cũng như đi xin việc làm, kết quả về những yếu tố mà nhà tuyển dụng tìm kiếm CV của ứng viên như sau:

  • 45%: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan
  • 35%: Trình độ chuyên môn và kỹ năng
  • 25%: Dễ đọc
  • 16%: Thành tích
  • 14%: Ngữ pháp và chính tả
  • 9%: Học vấn
  • 9%: Khao khát thành công
  • 3%: Có mục tiêu rõ ràng
  • 5%: Thông tin liên hệ, kỹ năng, trải nghiệm cá nhân,…

Qua thông tin trên bạn cũng thấy, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng là bộ ba yếu tố mà nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của bạn. Chắc bạn cũng hiểu mình cần highlight gì ở trong CV của mình rồi đúng không?

Không chỉ tuyển dụng nhân sự làm việc ở những vị trí cao mà ngay cả vị trí thực tập sinh nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên phải có CV xin việc chỉnh chu, hoàn hảo. Chính vì vậy, việc đầu tư cho mình một mẫu CV thực tập ấn tượng là điều rất cần thiết. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã biết được cách viết CV xin thực tập cho mình. Nếu bạn vẫn chưa chọn được công việc ưng ý, hãy đến ngay với Việc Làm Tốt để có thể tìm cho mình một công việc phù hợp nhất và gửi ngay CV đến nhà tuyển dụng nhé!


Discover more from HaMyShop

Subscribe to get the latest posts to your email.

Leave a Reply

Discover more from HaMyShop

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading