“Những dấu hiệu mèo bị nhiễm virus dại: Cách phòng ngừa hiệu quả cho thú cưng của bạn”

Mèo bị dại là một bệnh trạng vô cùng nguy hiểm, cần phát hiện và xử lý kịp thời. Tỉ lệ mèo bị dại ngày càng cao hiện nay, điều này có thể gây nguy hiểm cho cả người và nhiều loài động vật khác. Hãy cùng Chợ Tốt tìm hiểu các nguyên nhân và phương pháp xử lý để có thể phòng ngừa kịp thời ở bài viết dưới đây. Bệnh dại là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nhiều loài động vật Bệnh dại là gì? Tại sao mèo bị dại?  Bệnh dại là một loại bệnh truyền nhiễm vi rút cấp tính, có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Đây là bệnh lây nhiễm cho tất cả những loài động vật thuộc máu nóng, trong đó có chó, mèo và cả người. Vi rút bệnh dại chủ yếu lây qua các vết cắn động vật, tuy nhiên vẫn có một số ít lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc nước bọt.  Các dấu hiệu mèo bị dại dễ nhận biết Nếu mèo nhà hoặc một số mèo hoang gần nhà xuất hiện những triệu chứng sau đây thì nên cẩn thận vì rất có thể chúng đã mắc bệnh dại, cần được xử lý kịp thời. Dấu hiệu mèo trong giai đoạn ủ bệnh dại Giai đoạn ủ bệnh khi mèo bị mắc bệnh dại là từ hai đến mười ngày. Trong thời gian ủ bệnh, mèo có thể xuất hiện nhiều triệu chứng không rõ ràng, như: Hay bồn chồn, tâm trạng thường bất ổn, hay bực dọc và dễ cáu gắt. Sốt cao, đau cơ.Xuất hiện biểu hiện biếng ăn, không thể ăn hoặc không thể nhai nuốt đồ ăn.Thường bị nôn mửa, tiêu chảy và ho hen.Sợ hãi tột độ với ánh sáng bởi đèn, ánh mặt trời.  Khi mắc bệnh dại, mèo thường bồn chồn và hay cáu gắt với người bên cạnh Kiểm tra các vết cắn trên thân mèo Nguyên do xuất phát là do virus bệnh dại có thể lây qua các vết cắn, nước bọt từ động vật nhiễm bệnh sang động vật khỏe mạnh.  Nếu mèo có những dấu vết sau hãy đưa chúng đến các cơ sở thú ý ngay lập tức để khám và xử lý kịp thời:  Xuất hiện các vết cắn, vết trầy xước do động vật khác gây ra.Các vết thương đã kết vảy hoặc lông xù lên tại vùng nước bọt bị khô.Xuất hiện nhiều bọc mủ quanh vết thương cũ hoặc mới.Lưu ý, vì các loại virus bệnh dại có thể ký sinh ở bề mặt bên ngoài như da hoặc lông và lây vào cơ thể người qua đường nước bọt, nên khi kiểm tra cần phải hết sức cẩn thận mang thêm găng tay hoặc mặc quần áo tay dài để bảo hộ bản thân.  Dấu hiệu của bệnh dại bại liệt ở mèo Bệnh dại bại liệt hay còn gọi là bệnh dại đơ, là một thể bệnh dại phổ biến ở mèo. Khi mắc thể dại này, mèo sẽ không trở nên hung dữ và cáu gắt, mà đa phần chúng thường lờ đờ, bồn chồn và ủ rủ. Một số triệu chứng khi mèo mắc dại đơ như: Cơ thể xuất hiện triệu chứng bại liệt, một phần cơ thể không thể hoạt động được như chân, cơ hàm,… Xương hàm trễ xuống, thường xuyên chảy nước dãi và bị sùi bọt xung quanh miệng.Khó nhai nuốt, dẫn đến biếng ăn trong một thời gian dài. Dấu hiệu mèo bị dại cuồng Trái ngược với bệnh dại bại liệt, mèo ở thể trạng dại cuồng thường rất hung hãn, thường cáu gắt và có thể tấn công người và động vật khác.  Song song đó, mèo ở thể dại cuồng cũng có nhiều hành vi bất thường, sùi bọt mép và chảy nước dãi. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh dại cuồng như:  Trở nên dữ tợn, điên cuồng, thích cắn xé và có dấu hiệu muốn tấn công người, kể cả chủ. Mèo thường bồn chồn, có nhiều hành vi bất thường như tự cắn bản thân. Biếng ăn, không màng đến thức ăn kể cả những món yêu thích.Mèo sợ nước và vô cùng sợ hãi khi thấy nước hoặc nghe tiếng nước.Không ngăn được nước dãi và bị sùi bọt mép. Bị mèo cắn hoặc mèo cào có bị dại không?  Trong lúc chơi đùa cùng với mèo nhà, rất khó tránh những vết quẹt hoặc vết cào nhẹ do mèo gây ra. Vậy mèo cào có bị dại không?  Câu trả lời là không phải vết cào, cắn nào cũng có thể gây bệnh dại. Việc liệu có bị dại sau khi mèo cắn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu đó là mèo nhà nuôi và được tiêm phòng đầy đủ thì bạn đã có thể yên tâm. Sau khi bị cắn bạn có thể tự xử lý vết thương nếu không quá nặng. Nếu không yên tâm hoặc vết thương quá nặng, bạn có thể đến các cơ sở thú ý để khám và kiểm tra để được xử lý tốt nhất.  Mèo nhà thường được tiêm phòng đầy đủ nên bạn có thể yên tâm nếu bị cắn hoặc cào Tuy nhiên nếu đó là một con mèo lạ và bạn không chắc nó đã được tiêm phòng hay chưa thì bạn phải ngay lập tức đến các cơ quan thú y kiểm tra và xử lý vì khả năng con mèo đó bị bệnh dại là rất cao. Tình huống có thể xảy ra đó là bạn có thể bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh dại lên đến 80%. Điều trị mèo bị dại và các phương pháp phòng tránh  Mèo bị dại có thể được chữa khỏi hoàn toàn không?  Cơ bản khi phát hiện ra các dấu hiệu mèo bị dại và được cơ sở thú y chẩn đoán bị dại, bác sĩ thường đề ra giải pháp trợ tử cho mèo, càng sớm càng tốt. Đây có thể là một phương án vô cùng đau lòng nhưng là điều tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên trong trường hợp người chủ từ chối việc trợ tử cho thú cưng của mình, chúng sẽ được cách ly và theo dõi trong 6 tháng kế tiếp. Trong khoảng thời gian đó, nếu mèo không chết sẽ được cho phép về nhà sau khi được tiêm chủng ngừa dại. 3 phương pháp phòng ngừa bệnh dại cho mèo #1 Tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt Đây là phương án tốt nhất và tỷ lệ thành công cao nhất để phòng ngừa dại cho mèo. Tại nhiều quốc gia, việc tiêm ngừa bệnh dại cho thú cưng là một quy định bắt buộc theo pháp luật để bảo vệ an toàn cho người và động vật. Độ tuổi tốt nhất để tiêm phòng dại cho mèo là từ 4 -6 tháng tuổi. Để duy trì hiệu quả của vắc xin, cần phải lên lịch tiêm ngừa tại các cơ sở thú y và đưa mèo đến đúng theo lịch hẹn. Tùy loại vắc xin mà tần suất tái tiêm ngừa có thể là hàng năm hoặc vài năm một lần.  Nên cho mèo được tiêm phòng đầy đủ khi đến độ tuổi quy định #2 Không nên thả rông động vật để chúng có cơ hội tiếp xúc với nhiều động vật bên ngoài Nên giữ vật nuôi trong nhà và cách ly chúng khỏi những động vật hoang dã khác. Bởi vì tỉ lệ mèo bị dại tại môi trường động vật hoang dã thường cao hơn so với vật nuôi trong nhà.  Mặt khác, nếu mèo nhà bạn có thói quen ra ngoài thường xuyên, hãy giữ chúng trong tầm kiểm soát và quan sát của bạn. Đừng để chúng lại gần những loài vật lạ có khả năng bị dại cao để tránh lây bệnh.  #3 Ngăn chặn mọi cơ hội có thể làm động vật bên ngoài vào nhà Việc này không chỉ có thể bảo vệ vật nuôi nhà bạn, mà còn giúp bảo vệ an toàn cho những người thân trong gia đình tránh khỏi sự…

Mèo bị dại là một bệnh trạng vô cùng nguy hiểm, cần phát hiện và xử lý kịp thời. Tỉ lệ mèo bị dại ngày càng cao hiện nay, điều này có thể gây nguy hiểm cho cả người và nhiều loài động vật khác. Hãy cùng Chợ Tốt tìm hiểu các nguyên nhân và phương pháp xử lý để có thể phòng ngừa kịp thời ở bài viết dưới đây.

mèo bị dại
Bệnh dại là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nhiều loài động vật

Bệnh dại là gì? Tại sao mèo bị dại? 

Bệnh dại là một loại bệnh truyền nhiễm vi rút cấp tính, có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Đây là bệnh lây nhiễm cho tất cả những loài động vật thuộc máu nóng, trong đó có chó, mèo và cả người. Vi rút bệnh dại chủ yếu lây qua các vết cắn động vật, tuy nhiên vẫn có một số ít lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc nước bọt. 

Các dấu hiệu mèo bị dại dễ nhận biết

Nếu mèo nhà hoặc một số mèo hoang gần nhà xuất hiện những triệu chứng sau đây thì nên cẩn thận vì rất có thể chúng đã mắc bệnh dại, cần được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu mèo trong giai đoạn ủ bệnh dại

Giai đoạn ủ bệnh khi mèo bị mắc bệnh dại là từ hai đến mười ngày. Trong thời gian ủ bệnh, mèo có thể xuất hiện nhiều triệu chứng không rõ ràng, như:

  • Hay bồn chồn, tâm trạng thường bất ổn, hay bực dọc và dễ cáu gắt. 
  • Sốt cao, đau cơ.
  • Xuất hiện biểu hiện biếng ăn, không thể ăn hoặc không thể nhai nuốt đồ ăn.
  • Thường bị nôn mửa, tiêu chảy và ho hen.
  • Sợ hãi tột độ với ánh sáng bởi đèn, ánh mặt trời. 
mèo bị dại
Khi mắc bệnh dại, mèo thường bồn chồn và hay cáu gắt với người bên cạnh

Kiểm tra các vết cắn trên thân mèo

Nguyên do xuất phát là do virus bệnh dại có thể lây qua các vết cắn, nước bọt từ động vật nhiễm bệnh sang động vật khỏe mạnh. 

Nếu mèo có những dấu vết sau hãy đưa chúng đến các cơ sở thú ý ngay lập tức để khám và xử lý kịp thời: 

  • Xuất hiện các vết cắn, vết trầy xước do động vật khác gây ra.
  • Các vết thương đã kết vảy hoặc lông xù lên tại vùng nước bọt bị khô.
  • Xuất hiện nhiều bọc mủ quanh vết thương cũ hoặc mới.

Lưu ý, vì các loại virus bệnh dại có thể ký sinh ở bề mặt bên ngoài như da hoặc lông và lây vào cơ thể người qua đường nước bọt, nên khi kiểm tra cần phải hết sức cẩn thận mang thêm găng tay hoặc mặc quần áo tay dài để bảo hộ bản thân. 

Dấu hiệu của bệnh dại bại liệt ở mèo

Bệnh dại bại liệt hay còn gọi là bệnh dại đơ, là một thể bệnh dại phổ biến ở mèo. Khi mắc thể dại này, mèo sẽ không trở nên hung dữ và cáu gắt, mà đa phần chúng thường lờ đờ, bồn chồn và ủ rủ. Một số triệu chứng khi mèo mắc dại đơ như:

  • Cơ thể xuất hiện triệu chứng bại liệt, một phần cơ thể không thể hoạt động được như chân, cơ hàm,… 
  • Xương hàm trễ xuống, thường xuyên chảy nước dãi và bị sùi bọt xung quanh miệng.
  • Khó nhai nuốt, dẫn đến biếng ăn trong một thời gian dài. 

Dấu hiệu mèo bị dại cuồng

Trái ngược với bệnh dại bại liệt, mèo ở thể trạng dại cuồng thường rất hung hãn, thường cáu gắt và có thể tấn công người và động vật khác. 

Song song đó, mèo ở thể dại cuồng cũng có nhiều hành vi bất thường, sùi bọt mép và chảy nước dãi. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh dại cuồng như: 

  • Trở nên dữ tợn, điên cuồng, thích cắn xé và có dấu hiệu muốn tấn công người, kể cả chủ. 
  • Mèo thường bồn chồn, có nhiều hành vi bất thường như tự cắn bản thân. 
  • Biếng ăn, không màng đến thức ăn kể cả những món yêu thích.
  • Mèo sợ nước và vô cùng sợ hãi khi thấy nước hoặc nghe tiếng nước.
  • Không ngăn được nước dãi và bị sùi bọt mép. 

Bị mèo cắn hoặc mèo cào có bị dại không? 

Trong lúc chơi đùa cùng với mèo nhà, rất khó tránh những vết quẹt hoặc vết cào nhẹ do mèo gây ra. Vậy mèo cào có bị dại không

Câu trả lời là không phải vết cào, cắn nào cũng có thể gây bệnh dại. Việc liệu có bị dại sau khi mèo cắn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nếu đó là mèo nhà nuôi và được tiêm phòng đầy đủ thì bạn đã có thể yên tâm. Sau khi bị cắn bạn có thể tự xử lý vết thương nếu không quá nặng. Nếu không yên tâm hoặc vết thương quá nặng, bạn có thể đến các cơ sở thú ý để khám và kiểm tra để được xử lý tốt nhất. 

mèo bị dại
Mèo nhà thường được tiêm phòng đầy đủ nên bạn có thể yên tâm nếu bị cắn hoặc cào

Tuy nhiên nếu đó là một con mèo lạ và bạn không chắc nó đã được tiêm phòng hay chưa thì bạn phải ngay lập tức đến các cơ quan thú y kiểm tra và xử lý vì khả năng con mèo đó bị bệnh dại là rất cao. Tình huống có thể xảy ra đó là bạn có thể bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh dại lên đến 80%.

Điều trị mèo bị dại và các phương pháp phòng tránh 

Mèo bị dại có thể được chữa khỏi hoàn toàn không? 

Cơ bản khi phát hiện ra các dấu hiệu mèo bị dại và được cơ sở thú y chẩn đoán bị dại, bác sĩ thường đề ra giải pháp trợ tử cho mèo, càng sớm càng tốt. Đây có thể là một phương án vô cùng đau lòng nhưng là điều tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên trong trường hợp người chủ từ chối việc trợ tử cho thú cưng của mình, chúng sẽ được cách ly và theo dõi trong 6 tháng kế tiếp. Trong khoảng thời gian đó, nếu mèo không chết sẽ được cho phép về nhà sau khi được tiêm chủng ngừa dại.

3 phương pháp phòng ngừa bệnh dại cho mèo

#1 Tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt

Đây là phương án tốt nhất và tỷ lệ thành công cao nhất để phòng ngừa dại cho mèo. Tại nhiều quốc gia, việc tiêm ngừa bệnh dại cho thú cưng là một quy định bắt buộc theo pháp luật để bảo vệ an toàn cho người và động vật.

Độ tuổi tốt nhất để tiêm phòng dại cho mèo là từ 4 -6 tháng tuổi. Để duy trì hiệu quả của vắc xin, cần phải lên lịch tiêm ngừa tại các cơ sở thú y và đưa mèo đến đúng theo lịch hẹn. Tùy loại vắc xin mà tần suất tái tiêm ngừa có thể là hàng năm hoặc vài năm một lần. 

mèo bị dại
Nên cho mèo được tiêm phòng đầy đủ khi đến độ tuổi quy định

#2 Không nên thả rông động vật để chúng có cơ hội tiếp xúc với nhiều động vật bên ngoài

Nên giữ vật nuôi trong nhà và cách ly chúng khỏi những động vật hoang dã khác. Bởi vì tỉ lệ mèo bị dại tại môi trường động vật hoang dã thường cao hơn so với vật nuôi trong nhà. 

Mặt khác, nếu mèo nhà bạn có thói quen ra ngoài thường xuyên, hãy giữ chúng trong tầm kiểm soát và quan sát của bạn. Đừng để chúng lại gần những loài vật lạ có khả năng bị dại cao để tránh lây bệnh. 

#3 Ngăn chặn mọi cơ hội có thể làm động vật bên ngoài vào nhà

Việc này không chỉ có thể bảo vệ vật nuôi nhà bạn, mà còn giúp bảo vệ an toàn cho những người thân trong gia đình tránh khỏi sự xâm hại của các động vật hoang dã có mầm mống bệnh dại.

Để ngăn chặn sự xâm nhập từ chúng, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp như dựng hàng rào đủ cao để chúng không thể vượt hoặc trèo từ ngoài vào, đậy tất cả nắp thùng rác để không thu hút chúng đến, tỉa bớt các bụi cây để không có chỗ ẩn nấp nào dành cho chúng,… 

Hiện nay tỉ lệ mèo bị dại khá cao, chúng có thể đe dọa đến tính mạng của người nhà và những người xung quanh. Do đó, việc biết về dấu hiệu mèo bị dại, lý do tại sao mèo bị dại cùng các phương pháp phòng ngừa đúng cách là vô cùng quan trọng và hữu ích, đặc biệt là đối với những người nuôi mèo và thường tiếp xúc với mèo. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tìm hiểu các thông tin về bệnh lý ở mèo, hãy truy cập ngay Chợ Tốt cùng các bài viết vô cùng hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu mua bán mèo uy tín và chất lượng, Chợ tốt cũng luôn sẵn lòng giúp bạn tìm được những người bạn thú cưng vô cùng đáng yêu tại đây.

😽 Tham khảo các bé Mèo đáng yêu, khỏe mạnh, tiêm chủng đầy đủ… đang được mua bán tại Chợ Tốt

Mèo golden lùn AY POIN NY hỗ trợ góp

8.000.000 đ

14 phút trước Quận Gò Vấp

ban meo anh long dài

2.800.000 đ

21 phút trước Quận 12

Mèo xiêm nhà đẻ

1.300.000 đ

48 phút trước Quận Gò Vấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.