#review #lòvisóng #lovisong #nấunướng #bếpthôngminh #nấunhanh #giảmnặng #chuyênviênnấuăn #bếpnấuăn #thựcphẩm #anngon #chịemphụnữ #thiếtbinhàbếp #lòvisóngcónướng #cơhọc #điệntử #dungtích #nguyênlýhoạtđộng #anhảo #chếbiếnthứcăn #sólỗi #thiếtkế #chứcnăng #magnetron
Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]Lò vi sóng là gì? Lò vi sóng hoạt động với nguyên lý như thế nào? Nếu bạn cũng thắc mắc về những câu hỏi đó hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé để tìm hiểu thông tin chi tiết về lò vi sóng nhé.
Hiện nay, lò vi sóng ngày càng trở nên thân thuộc đối với mọi gia đình, là một thiết bị không thể thiết trong những gian bếp hiện đại. Nó được ví là “cánh tay đắc lực” của các bà nội trợ, giúp giảm bớt phần nào gánh nặng công việc bếp núc cho các chị em phụ nữ.
Lò vi sóng là gì?
Lò vi sóng hay còn được gọi với cái tên khác là lò vi ba, là thiết bị quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình được sử dụng để chế biến thực phẩm trong thời gian nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian một cách tối ưu trong việc nấu nướng. Về chức năng lò vi sóng có 2 loại: Lò vi sóng thông thường và lò vi sóng có nướng. Lò vi sóng với các chức năng cơ bản như hâm nóng, rã đông, và nấu chín, lò vi sóng có nướng sẽ được tích hợp thêm chức năng nướng thực phẩm, với các món đơn giản như pizza, bánh mì, bỏng ngô, …
Ngoài ra còn có các loại khác như lò vi sóng dạng cơ học, lò vi sóng âm tủ, lò vi sóng điện tử. Lò vi sóng với đa dạng các mức dung tích khác nhau từ 17 lít – 35 lít, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng dù bạn là người độc thân hay gia đình 7 thành viên.
Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng là gì?
Trước khi bắt đầu sử dụng lò vi sóng, người dùng cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của máy để dùng đúng cách, nhằm mang lại an toàn, hiệu quả cao và giữ được độ bền cho sản phẩm. Khác với cách làm chín thực phẩm của các loại bếp điện, bếp ga truyền thống thì thức ăn được chế biến từ lò vi sóng sẽ được làm chín từ trong ra ngoài.
Lò vi sóng ứng dụng vi sóng để tương tác với các phân tử nước có bên trong thực phẩm, khi sóng bắt đầu phân tán đều và tiếp xúc với thức ăn với tần số 2450MHz tương đương với khoảng 2.45 tỷ lần/giây, lúc này các phân tử nước sẽ phân phối liên tục và dần dần nóng lên.
Sóng tần số 2450MHz chỉ gây ảnh hưởng với nước ở dạng lỏng thông thường, còn đối với chất béo, đường và nước đá thì không. Khi thực phẩm hấp thụ sóng sẽ được làm nóng một cách hiệu quả vì khi vi sóng đi vào thực phẩm, các phân tử nước sẽ giao động rất mạnh và chuyển hóa thành giao động nhiệt, giúp làm chín đều thực phẩm từ trong ra ngoài. Vì vậy bạn sẽ không thể chế biến các món khô bằng lò vi sóng.
Dùng các vật có chất liệu bằng nhựa hoặc thủy tinh để đựng thức ăn khi cho vào lò vi sóng chế biến bởi các sóng này có khả năng xuyên qua các chất đó để làm nóng thực phẩm.
Mỗi bộ phận được thiết kế trong lò vi sóng sẽ có các chức năng và cách hoạt động riêng, cụ thể:
- Máy phát sóng cao tần (magnetron): nguyên lý hoạt động của nó như một loại đèn điện tử 3 cực có chức năng khuếch đại tia vi sóng – được tạo ra từ một bộ giao động điện từ.
- Các tia sóng vi ba: các magnetron sẽ chuyển động thành từng dòng trong các ống dẫn sóng để đi đến quạt phát tán. Bộ phận quạt phát tán được lắp đặt phía trên nóc lò để phát tán qua lại các tia vi sóng đến mọi phía.
- Các tia vi sóng: không ngừng phản xạ qua lại trong buồng nấu.
Độ ẩm có trong thức ăn sẽ được đưa vào buồng nấu sẽ được đốt nóng, hơi nóng của nước này sẽ truyền nhiệt vào toàn bộ các phần còn lại của thực phẩm chứa trong lò. Hay nói cách khác, thức ăn được làm chín trong lò vi sóng là nhờ các phân tử nước tiếp xúc với sóng từ.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc Lò vi sóng là gì và Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng như thế nào. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về lò vi sóng để sử dụng một cách an toàn cho bản thân và gia đình.